Những không gian triển lãm đến quen chân vẫn vương hoài xúc cảm

Để hiểu và thêm yêu một thành phố, khi đến với một vùng đất mới, tôi luôn ghé thăm ít nhất một bảo tàng địa phương. Tại Việt Nam, bên cạnh Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Mỹ thuật thường được giới thiệu trong các cẩm nang du lịch, tôi đã có dịp đến thăm những không gian nghệ thuật độc đáo mang nét “tính cách” rất riêng, vừa có “độ dày” về số lượng hiện vật, vừa có “độ rung” của xúc cảm. Trong đó, bốn cái tên dưới đây là những “chốn hẹn hò nghệ thuật” khiến tôi vương hoài xao xuyến.

Hà Nội: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Dẫu bạn đi một mình hay nhiều người, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ luôn là một lựa chọn không bao giờ khiến bạn phải tiếc nuối. Có chăng chỉ là tiếc vì chưa đủ thời gian để có thể đặt chân đến từng ngóc ngách nhỏ trong khuôn viên rộng đến 4,5 ha này.

Đập vào mắt du khách trước tiên là Tòa nhà Trống Đồng do kiến trúc sư người Tày Hà Đức Lịnh thực hiện, mô phỏng chiếc trống đồng tiêu biểu cho nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ. Với sự khéo léo sắp đặt của những chuyên gia bảo tàng Pháp, khi bước vào đây, bạn sẽ được “chạm va” với những hiện vật văn hóa, phim ảnh, không gian tái tạo sinh động. Bên cạnh đó, các phòng khám phá, trải nghiệm sẽ giúp bạn hiểu thêm về sự khác biệt và tương đồng giữa người Kinh với các nhóm dân tộc thiểu số, như Mường, Thổ, Chứt, Tày – Thái, Kađai, Hmông – Dao, Tạng – Miến, Môn – Khmer, Nam Đảo, Chăm, Hoa, Khmer… đang chung sống hòa bình trên dải đất hình chữ S.

Ảnh tư liệu của tác giả (3)

Đáng trông đợi nhất ở buổi tham quan là khu trưng bày ngoài trời, còn được biết đến dưới cái tên Vườn kiến trúc, với những công trình nhà ở mang âm hưởng kiến trúc dân gian. Nơi đây là cả một bộ sưu tập đa dạng các kiểu nhà người Chăm, nhà 5 gian của người Việt, nhà dài Êđê, nhà mồ Cơ Tu, nhà nửa sàn nửa trệt người Dao, nhà trệt Hmông hay nhà trình tường của người Hà Nhì ở vùng cao Tây bắc.

Cô bạn Dalila công tác tại UNESCO của tôi rất ấn tượng với công trình Nhà rông Bana sừng sững chắn giữa khuôn viên. Để lên đó, bạn sẽ phải leo lên những cột gỗ vững chãi, có đường kính lên tới 60 cm.

Ảnh tư liệu của tác giả (5)

Khuôn viên triển lãm ngoài trời cũng là nơi tổ chức biểu diễn rối nước, quảng bá các nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian còn mãi ghi dấu trong ký ức tuổi thơ của mỗi người Việt. Cô bạn Dalila đã khiến tôi ngạc nhiên không ít khi chia sẻ rằng trò chơi đi cà kheo của Việt Nam cũng là một phần ký ức của cô những ngày tuổi nhỏ tham gia hội hè, nơi làng quê Thụy Sĩ.

Được khánh thành vào năm 1997 với sự có mặt của Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac, người gắn liền với tên tuổi Bảo tàng Quai Branly – Jacques-Chirac chuyên trưng bày các hiện vật dân tộc trên khắp thế giới, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có thể xem như một mảng màu rất riêng của người Việt – rực rỡ và không thể vắng mặt trong bức họa đa sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa cầu.

Sau khi tham quan không gian triển lãm văn hóa 54 dân tộc Việt Nam và khu vườn kiến trúc, bạn có thể ghé tòa nhà Cánh Diều nằm ngay trong khuôn viên để tìm hiểu thêm về văn hóa các dân tộc ngoài Việt Nam, chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á. Bạn không nên bỏ qua các tác phẩm thủ công tinh xảo như vải batik của người Java và người Hmông/Miao, đồ sơn mài cốt tre đan của người Myanmar… cùng nhiều hiện vật đặc sắc khác.

Địa chỉ: Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Đường Nguyễn Văn Huyên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Huế: Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng

Đến Huế, bao giờ tôi cũng thích đi dạo trên con đường Lê Lợi, nơi có những tòa nhà đặc trưng kiến trúc Pháp, như trường Quốc học Huế, khách sạn Saigon – Morin và nhất là Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, nơi trưng bày gần 400 tác phẩm của danh họa gốc Việt tầm cỡ thế giới.

Ảnh tư liệu của tác giả (2)

Tuy dành ba phần tư đời mình ở Pháp, người con của Quảng Trị vẫn luôn trọn vẹn những nhớ thương dành cho quê hương xứ sở của mình qua tác phẩm. Điều đáng quý nhất nơi ông còn là tinh thần tìm tòi đa thể nghiệm, từ ký họa mực nho theo phong cách thư pháp phương Đông, tranh chân dung, tranh mực tàu, sơn dầu cho đến màu nước, tranh in nổi, in thạch bản, cắt dán, cả những tác phẩm điêu khắc, ký họa và hơn thế nữa.

Ảnh tư liệu của tác giả (2)

Chủ đề thể hiện trong tác phẩm của ông phần nhiều gắn liền với hình ảnh làng quê (như thuyền và ngựa), rồi cả đề tài chiến tranh (chiến dịch Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh)… Đặc biệt, từ chất liệu xác máy bay B52 của Mỹ bị bắn rơi, ông đã sắp đặt nên các tác phẩm ẩn dụ qua hình ảnh “châu chấu đá voi”, hay tác phẩm điêu khắc hình chú chim bày tỏ khát vọng hòa bình. Sau này, tâm hồn Việt của họa sĩ Lê Bá Đảng còn có dịp thăng hoa trong vở nhạc kịch “Mỵ Châu – Trọng Thủy” (biểu diễn tại Nhà hát Opera, Paris, Pháp) với vai trò thiết kế phục trang.

Sau hơn 70 năm miệt mài sáng tạo, họa sĩ Lê Bá Đảng được vinh danh là một trong những nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật Đông – Tây. Ông cũng giành được nhiều giải thưởng giá trị, tiêu biểu như “Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo” (Viện Quốc tế Saint-Louis của Mỹ), “Công dân danh dự của thành phố New Orleans”, “Huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp”. Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) cũng đã đưa tên ông vào danh mục những người có tầm ảnh hưởng trên thế giới.

Ảnh do Lebadang Memory Space cung cấp (8)

Danh họa Lê Bá Đảng đã làm rạng danh cái tài tình, lãng mạn của người Việt ra thế giới, và những chủ đề hoài niệm, quê hương, Thiền – Phật trong tranh ông cũng chính là những xúc cảm chung của người Việt xa quê.

Bên cạnh Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng trên đường Lê Lợi (cách khách sạn Saigon – Morin khoảng 300 m), vào năm 2019, Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng (Le Ba Dang Memory Space) đã được khánh thành tại thôn Kim Sơn giữa khung cảnh ngát xanh đồi núi của xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Nơi đây như thêm một “cõi mộng” để bạn khám phá thế giới nghệ thuật của người họa sĩ kỳ tài mỗi lần đến thăm xứ Huế.

Ảnh do Lebadang Memory Space cung cấp (4)

Đà Nẵng: Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Nằm bên tả ngạn sông Hàn, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một trong những chứng nhân cho lịch sử phát triển vượt trội của Đà thành. Tìm hiểu về lịch sử tòa nhà, ta sẽ bắt gặp cái tên Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L’École Française d’Extrême – Orient). Ông là người có công lớn trong việc sưu tầm và lưu trữ các hiện vật điêu khắc Chăm. Chính ông đã gợi ý cho hai kiến trúc sư người Pháp Delaval và Auclair sử dụng một số đường nét kiến trúc Chăm nhằm tạo dấu ấn riêng trong quá trình xây dựng công trình giá trị này.

Ảnh từ trang www.all-free-photos.com

Photo credit: http://www.all-free-photos.com

“Bảo tàng Chăm”, theo cách gọi tắt của người dân địa phương, sẽ đưa bạn đến với thế giới của những hiện vật biểu trưng cho nền văn minh Chămpa từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15, được khai quật từ cuối thế kỷ 19 đến tận những năm gần đây.

Sau nhiều lần mở rộng, bảo tàng hiện được phân thành nhiều không gian như Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ Sơn, Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mẫm cùng các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Văn khắc, Gốm Sa Huỳnh – Chămpa, Phòng Văn hóa Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận… Bảo tàng triển lãm các hiện vật đặc sắc gồm hoa văn đền tháp, mộ chum, đồ trang sức, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, trong đó có nhiều tác phẩm nguyên bản được làm từ ba chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng.

Đến đây, bạn nhất định phải thưởng lãm bốn báu vật quốc gia, bao gồm: Đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn, tượng Bồ tát Tara và đài thờ Đồng Dương. Ngoài ra, các khu vực giới thiệu tập tục, tài nghệ thủ công cũng như các lễ hội văn hóa của người Chăm sẽ giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào Chăm hiện nay.

Bảo tàng đặt tại địa chỉ số 2, Đường 2/9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Vào những dịp lễ tết, không gian sân vườn của bảo tàng được dùng để triển lãm ảnh ngoài trời, giúp bạn thêm yêu con người Đà Nẵng hiền hòa, mến khách.

Thành phố Hồ Chí Minh: Salon Saigon

Tôi biết đến Salon Saigon là nhờ Michell Pontie, một họa sĩ sơn mài người Pháp có mẹ là người Việt Nam. Đây có lẽ cũng là một trong những trải nghiệm thưởng lãm nghệ thuật đáng nhớ nhất của tôi.

Nằm ẩn mình trong một con hẻm trên đường Ngô Thời Nhiệm, Salon Saigon là một không gian nghệ thuật duyên dáng, ít người biết đến nhưng lại mang trong mình một sứ mệnh lớn lao: nơi canh giữ và tôn vinh nghệ thuật truyền thống cũng như đương đại của Việt Nam.

Ảnh do Salon Saigon cung cấp (1)

Sau cánh cửa tòa biệt thự cổ từng là nhà riêng của gia đình đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge Jr trong nhiệm kỳ tại Việt Nam (1963-1967), bà giám đốc Sandrine Llouquet chào đón chúng tôi với nụ cười ấm áp như người quen đã lâu không gặp. Theo lời kể của bà Llouquet, vốn cũng là một nghệ sĩ mang hai dòng máu Pháp – Việt, Salon Saigon được thành lập bởi John Tuệ Nguyễn – một người đam mê sưu tầm và canh gác các tác phẩm truyền thống và đương đại của các nghệ sĩ người Việt.

Bên cạnh bộ sưu tập cố định các tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng từ lịch sử và đời sống Việt Nam, Salon Saigon còn liên tục tổ chức các buổi biểu diễn, công chiếu, tọa đàm giáo dục và thực hành (workshop)… Những sự kiện này cho phép người xem được lại gần, lắng nghe thông điệp mà các nghệ sĩ đương đại mới nổi muốn tỏ bày, thông qua hội họa, điêu khắc, sắp đặt và các hình thái nghệ thuật khác.

Ảnh do Salon Saigon cung cấp (8)

Đến Salon Saigon, bạn có thể ngồi xuống lật giở những đầu sách Anh/Pháp/Việt viết về đề tài văn hóa Việt Nam và Nghệ thuật đương đại tại không gian thư viện. Từ tháng 3/2020, Salon Saigon mở cửa các ngày thứ ba hàng tuần, và từ thứ tư đến thứ bảy sẽ đón khách theo lịch hẹn trước qua địa chỉ email: info@salonsaigon.com. Địa chỉ: 6D Ngô Thời Nhiệm, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

 ….

MEMORABLE ART SPACES FULL OF ENDLESS EMOTIONS

Whenever I venture to a new land, in order to better understand and fall in love with a city, I always visit at least one local museum. In Vietnam, aside from the History Museum and the Museum of Fine Arts, which are often recommended in travel guides, I’ve had the opportunity to visit unique art spaces that possess both robust artworks and a flood of emotions. Among them, the following four are the “dating spots” that have been keeping me lovesick.

Hanoi: Vietnam Museum of Ethnology

Whether you travel alone or with others, the Vietnam Museum of Ethnology will not disappoint. The only thing you may regret is not having enough time to explore every corner of this of this 4.5-hectare art space.

Ảnh tư liệu của tác giả (1)

The first thing that catches tourists’ eyes is the Trong Dong (Dong Drum) building, made by the Tay architect Ha Duc Linh, simulating a typical Dong Son bronze drum – a remarkable symbol of ancient Vietnamese civilization. With an interior cleverly designed by French experts, when you enter the museum’s permanent exhibition space inside the Dong Drum building, you will be able to contemplate cultural artifacts, documentaries, as well as vivid simulations of discovery. Moreover, these “experience rooms” will help you understand more about the differences and similarities between the ethnic groups of the Kinh, Muong, Tho, Chut, Tay – Thai, KaDai, Hmong-Dao, Sino-Tibetan, Northern Mon-Khmer, Truong Son Range – Central Highlands Mon-Khmer, Cham, Hoa, Khmer… that live peacefully throughout the S-shaped country.

The highlight of this visit is the outdoor exhibition area, known as the Architecture Garden, that features the typical buildings of folk architecture. Here, you can find a diverse collection that boasts a traditional Cham house, five-room Viet house, Ede long house, Co Tu tomb, “half ground half stilt” Dao house, Hmong house, or the Trinh Tuong house of the Ha Nhi people from the Northwest.

Ảnh tư liệu của tác giả (7)

My friend Dalila, who works at UNESCO, was impressed by the towering Rong (tall) house of the Bana minority found in the center of the Architectural Garden. In order to enter the communal house, you must climb up solid wooden pillars that are up to 60 cm in diameter. The open-air exhibition space is also the venue of water puppet shows, promoting traditional crafts and folk games that are forever imprinted into the childhood memories of every Vietnamese. Dalila surprised me when she said that Vietnamese stilts game was reminiscent of the festivals in the Swiss countryside.

Officially opened to the public in 1997, with the presence of the former President of the French Republic, Jacques Chirac (the founder of the celebrated Quai Branly Museum –Jacques Chirac, featuring the indigenous art and cultures of Africa, Asia, Oceania, and the Americas), the Vietnam Museum of Ethnology can be considered as a uniquely Vietnamese piece of the world’s mosaic of indigenous cultures.

After visiting the cultural exhibition space, featuring the 54 ethnic groups of Vietnam, as well as the Architectural Garden, you can visit the Canh Dieu (Kite) building, also at the museum, to learn more about ethnic groups outside of Vietnam, mostly those of Southeast Asia. Don’t forget to check out the sophisticated crafts such as the batik fabrics of Java and the lacquered bamboo offering boxes of the Hmong/Miao people of Myanmar… and many other exclusive artworks.

Address: Vietnam Museum of Ethnology, Nguyen Van Huyen Street, Cau Giay District, Hanoi

 Hue: Le Ba Dang Art Foundation

Each time I visit Hue, I always wander along the romantic Le Loi Street, where various French architectural monuments are gathered, such as Hue High School for the Gifted, Saigon – Morin Hotel and especially Le Ba Dang Art Foundation. This is also where nearly 400 original works of the world-renowned Vietnamese artist Le Ba Dang are displayed.

Ảnh tư liệu của tác giả (1)

Despite living three quarters of his life in France, through his works, the son of Quang Tri dedicated his heart to his homeland. The most distinguished quality of Le Ba Dang is his experimental spirit toward art, from his paintings in the style of East Asian calligraphy, portraits, Chinese ink paintings, oil paintings, aquarelles, embossed paintings, lithographs, collages, to his sculptures, drawings and more.

The themes presented in his work deal largely with the countryside (such as boats and horses), the theme of war (the battle of Dien Bien Phu, Ho Chi Minh Trail)… Especially, from the wreckages of downed American B-52 bombers, he has crafted metaphorical sculptures such as the image of “a grasshopper kicking an elephant,” or his bird sculptures that express his desire for peace. The Vietnamese soul of artist Le Ba Dang was also channeled in the musical performance of “My Chau – Trong Thuy” (performed at the Opera House, Paris, France) under the role of a costume designer.

After more than 70 years of an illustrious career, artist Le Ba Dang was finally honored as one of the masters of Eastern – Western art. He has also been bestowed several esteemed awards and honors such as the Prize of the International Institute of St. Louis (USA), Honorary Citizen of New Orleans, and Chevalier de l’ordre des Arts et des Lettres (Knight of the Order of Arts and Literature by the French Minister of Culture). The International Biographical Centre of Cambridge University (UK) has also featured him on their list of the world’s most influential people.

The artist Le Ba Dang has spread the great sense of ingenuity and romance of the Vietnamese people to the world. The familiar topics in his painting such as nostalgia, homesickness, and Zen-Buddhism are also common feelings of Vietnamese far from home.

Besides Le Ba Dang Art Foundation on Le Loi Street (about 300 m from Saigon-Morin Hotel), in 2019, Le Ba Dang Memory Space was inaugurated in Kim Son Hamlet, amidst the hilly green scenery of Thuy Bang Commune, Huong Thuy District – another “dreamland” ripe for exploration in the creative universe of the talented artist that should not be missed during your next trip to Hue.

Ảnh do Lebadang Memory Space cung cấp (6)

Danang: Museum of Cham Sculpture

Located on the left bank of the Han River, the Cham Sculpture museum has been witnesses to Da Nang’s remarkable development history. If you search for information about landmark, you will come across the name Henri Parmentier, head of the Archaeological Department of the French School of the Far East (L’École Française d’Extrême-Orient). In fact, he made major contributions to the collection and storage of Cham artifacts. He was also the one who suggested to the French architects Delaval and Auclair to use Cham architectural “touch” to create the special facade of this invaluable structure.

Known locally as the “Cham Museum,” this site will transport you to the world of the Champa civilization through a collection of artifacts that date back from 7th to the 15th centuries. These relics have been excavated from the late 19th century up until the present day.

After undergoing several expansions, the museum is currently divided into multiple exhibition spaces of the Tra Kieu Room, My Son Room, Dong Duong Room, Thap Mam Room or the corridors of Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Kon Tum, Van Khac, Sa Huynh – Champa Pottery and also special areas dedicated to Cham Culture in Ninh Thuạn- Binh Thuan. The museum exhibits exceptional artifacts including temple and worshiping ornaments, pedestals, Sa Huynh burial jar, jewelry, daily items as well as many original works made from three primary materials: sandstone, terracotta and copper.

When visiting, make sure to check out the four national treasures, including: Tra Kieu Altar, My Son Altar, Tara Buddhist Statue and Dong Duong Altar. In addition, the display area reserved for customs, handicrafts and cultural festivals of the Cham people will help you to understand more about the modern lives of the Cham people.

Ảnh từ trang www.all-free-photos.com (4)

Photo credit: http://www.all-free-photos.com

The museum is located at 2, 2/9 Street, Hai Chau District, Danang. On Tet and other festival days, the museum’s garden is often used for outdoor photo exhibitions to bring tourists closer to the gentle and hospitable people of Danang.

 Ho Chi Minh City: Salon Saigon

Thanks to Michell Pontie, a French lacquer artist whose mother is Vietnamese, I came to know Salon Saigon by chance, becoming one of my most memorable art-appreciating experiences.

Ảnh do Salon Saigon cung cấp (7)

Tucked inside a small alley on Ngo Thoi Nhiem Street, Salon Saigon is a charming, little-known art space that fulfills a great mission: guard and honor the traditional, as well as contemporary, arts of Vietnam.

Once we crossed the threshold of the old mansion that was once the private home of American ambassador Henry Cabot Lodge Jr during his mandate in Vietnam (1963-1967), we were cordially greeted with the warm smile of Sandrine Llouquet, the director, as if we were long lost friends. According to Mrs. Llouquet, who is also a French-Vietnamese artist, Salon Saigon was founded by John Tue Nguyen – with a passion for collecting and guarding traditional and contemporary works of Vietnamese artists.

Ảnh do Salon Saigon cung cấp (12)

In addition to a permanent collection of artworks that are directly inspired by Vietnamese history and contemporary life, Salon Saigon is always organizing performances, premieres, educational talk shows and workshops. These events allow viewers to get closer and listen to the messages expressed by emerging contemporary artists through paintings, sculptures, installations and a variety of other art forms.

During your visit to Salon Saigon, you can sit down and browse English/French/Vietnamese books on Vietnamese culture and Contemporary Art at the library space. From March 2020, Salon Saigon will be opened every Tuesday and by appointment from Wednesday to Saturday via email to info@salonsaigon.com.

Address:
6D Ngo Thoi Nhiem Street, Ward 7, District 3, Ho Chi Minh city

TRANG AMI

Ảnh: Trang Ami & do bảo tàng cung cấp

Photos: Trang Ami & some provided by museums

[SAVOUR VIETNAM magazine, May 2020 issue]

2 Comments Add yours

  1. Tùng nói:

    Đã lâu không thấy chị viết, bài này rất thú vị ạ. Mong thời gian tới chị có thể viết nhiều hơn về các chuyến đi của chị. ^^

    Thích

  2. Trang Ami nói:

    Ui, cám ơn Tùng. Em nhắn tin từ 14/5 mà giờ chị mới đọc được nè. Đúng là low tech thực sự :)). Chị vừa thi xong nên sẽ thu xếp viết về những chuyến đi trong 2 năm vừa qua của chị nha :). Cám ơn em nhiều nhiều và chúc em một cuối tuần thiệt vui!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s